KẾT QUẢ DI DỜI TRAI TAI TƯỢNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO

Thứ tư, 02/04/2008, 15:58 GMT+7
4745 xem
Chia sẻ:

Vườn Quốc gia Côn Đảo là một trong sáu vườn của Việt Nam, có hệ sinh thái rừng và biển rất đa dạng phong phú trong đó có một số loài trai tai tượng, chúng thuộc nghành thân mềm (Mollusca), lớp hai mảnh vỏ (Bavalvia), bộ (Veneroidea), Họ (Cardiacea), Giống (Tridacna) Là nguồn gen quí hiếm có giá trị kinh tế trong khu vực và giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rạn san hô, nhưng do chúng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, do đó chúng bị khai thác quá mức để cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn cao cấp đã làm cho số cá thể chúng ngày càng cạn kiệt (theo phân tích kết quả khảo sát rạn san hô ở Côn Đảo của cơ quan chức năng, thời gian gần đây thì hàng năm chỉ ghi nhận được một vài cá thể). Cho dù lực lượng kiểm lâm của Vườn đã nổ lực bảo vệ và chính quyền địa phương cũng đã ban hành chỉ thị cấm khai khai thác chúng.

Để duy trì nguồn gen quý hiếm ốc Tai Tượng (Tridacna squamosa), tạo điều kiện thuận lợi cho chúng sinh trưởng - phát dục và phát tán nguồn con giống trên các rạn san hô ở Côn Đảo, phòng khoa học và Giáo Dục Môi Trường Vườn Quốc Gia Côn Đảo đã thực hiện công công việc khảo sát và di dời trai tai tượng từ các khu vực phân bố xa trung tâm khó quản lý về khoanh nuôi bảo vệ tại vịnh Đầm tre gầm trạm Kiểm lâm từ năm 2005 – 2007 với số lượng 12 cá thể được ghi nhận kết quả chiều dài tăng bình quân 8cm tăng 22,33%; chiều rộng tăng bình quân 3,26cm tăng 15,61%, tỷ lệ sống đạt 100%; con lớn nhất có đường kính dài 50cm, rộng 30cm hiện đang được phục hồi rất tốt. Điều này chứng tỏ nguồn trai tai tượng di dời đang được sống lại với sinh cảnh tự nhiên để phục vụ cho bảo tồn, nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch

Chia sẻ:
Ý kiến bạn đọc