Ai đã một lần đến Nghĩa trang Hàng Dương - Côn Đảo, đều không khỏi ngậm ngùi trước hàng nghìn nấm mộ có tên và không tên nằm trên đồi cát mấp mô mà những thân xác kia đâu phải ai cũng còn nguyên vẹn… Đó như một nỗi đau kéo dài hơn một thế kỷ qua. Song, bằng ý chí, bằng nghị lực, bằng niềm tin tất thắng, những chiến sĩ cách mạng, những người yêu nước ấy đã thể hiện khí phách kiên cường, bất khuất, luôn nêu cao khí tiết của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Dù bị giam cầm, dù bị tra khảo, bao nhiêu ngày chết đi sống lại… nhưng họ vẫn mãi là “những vì sao” luôn tỏa sáng vì nghĩa lớn, góp thêm sức mạnh đập tan âm mưu của địch để ung dung bước trên vòng nô lệ. Góp phần làm nên đại thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, lịch sử 113 năm đã ghi nhận những cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của những người yêu nước và các chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Côn Đảo.
Ngày nay, du khách đến với Côn Đảo không chỉ tìm hiểu nét độc đáo và nổi tiếng với bề dày lịch sử 113 năm nhà tù Côn Đảo, du khách còn được thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh tuyệt vời với nhiều hệ sinh thái mà thiên nhiên đã ban tặng cho Côn Đảo những bãi tắm tuyệt đẹp, cát trắng mịn, nước trong xanh với muôn màu huyền ảo của biển trời. Cách Đảo lớn khoảng 12km là 15 đảo nhỏ bao quanh như một đội lính tiền tiêu, mỗi đảo mang những nét đẹp tiềm ẩn, độc đáo riêng của nó với những câu chuyện truyền thuyết thú vị cộng với những món đặc sản hấp dẫn mà du khách sẽ được thưởng thức khi đến Côn Đảo.
Có thể nói, năm 1991 kể từ khi huyện Côn Đảo trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến nay. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đảng bộ huyện qua các nhiệm kỳ, Côn Đảo đã khoác lên mình một chiếc áo mới, một Côn Đảo đang trên đà khởi sắc. Ngày 2/6/1997, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể Côn Đảo thời kỳ 1997-2010. Đây là cơ sở pháp lý thuận lợi để những công trình lớn được triển khai ở Côn Đảo như: Cảng cá Bến Đầm, đường Cỏ Ống, trường Mầm non Hướng Dương, trường tiểu học Cao Văn Ngọc, trường Trung học Võ Thị Sáu, Trung tâm Quân dân Y, Trung tâm Văn hóa, Sân Vận động 30/4, tàu Côn Đảo 09, tàu Côn Đảo 10, Thư viện Côn Đảo, Cảng Hàng không Côn Đảo đã được đầu tư nâng cấp, tần suất bay tăng từ 4-6 chuyến/ngày từ 2 tuyến: TP.Hồ Chí Minh - Côn Đảo và Cần Thơ - Côn Đảo, một số khách sạn đã được nâng cấp và xây mới đạt chuẩn 3 Sao và 5 Sao phục vụ tốt cho công tác phát triển du lịch. Về an ninh quốc phòng luôn được coi trọng, giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được quan tâm, chương trình xóa đói giảm nghèo, chính sách xã hội và đền ơn đáp nghĩa được triển khai rất tốt, nhiều nhà tình nghĩa, tình thương đã được xây dựng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách…Sau nhiều năm phấn đấu, với những kết quả đạt được trong chỉ tiêu xây dựng huyện Văn hóa, ngày 25/01/2002, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 939/QĐ.UB công nhận Côn Đảo là Huyện Văn hóa đầu tiên của tỉnh. Một năm sau Côn Đảo lại vinh dự đón nhận Huân Chương Lao Động hạng Ba vào ngày 21/1/2003.
Ngày nay, hai chữ “Côn Đảo” không chỉ là Hòn đảo tiền tiêu ở phía Đông
Phạm Tám
(Ban QLDT Côn Đảo)