Với diện tích 14.000ha vùng nước, Côn Đảo có quần thể rùa biển rất lớn. Hàng năm vào mùa sinh sản, có hàng ngàn lượt rùa biển lên các bãi cát đẻ trứng. Được tận mắt trứng kiến và ghi lại khoảnh khắc rùa đào tổ, đẻ trứng là một trải nghiệm thú vị.
Theo thông tin từ Ban quản lý VQG Côn Đảo, trong 7 tháng đầu năm 2013, VQG Côn Đảo đã đón hơn 8.000 lượt du khách đến thăm quan, trong đó khách nội địa chiếm 80%, giữ mức ổn định so với cùng kỳ năm 2012.
Từ năm 1995 đến nay, hơn 300.000 rùa con đã được thả về biển và gần 1.000 con rùa trưởng thành đã được gắn thẻ. Đặc tính của loài rùa Côn Đảo là sinh sản vào ban đêm, do đó để tận mắt trứng kiến rùa đào tổ, sinh sản có thể du khách phải trắng đêm trên bãi biển. Mùa lên bãi làm tổ của Rùa biển Côn Đảo: từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm tập trung nhiều nhất từ tháng 6 -9. Bên cạnh đó, VGQ Côn Đảo còn nổi tiếng với đa dạng các loại san hô, cùng với đó là hệ sinh thái các rừng ngập mặn và cò biển. Mối liên hệ của rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn đã tạo nên một môi trường thuận lợi cho sinh sản, ươm giống và bảo tồn các loài sinh vật biển.
Bên cạnh đó, VQG Côn Đảo còn nổi tiếng với không gian xanh, không khí biển trong lành với bãi biển trải dài tuyệt đẹp.
Vào ban đêm rùa bò lên bãi cát tìm chỗ thích hợp làm tổ trước khi "lâm bồn"
Nhóm du khách này đang hồi hộp xem những quả trứng đầu tiên
Để nở ra rùa con, các mẹ rùa phải trai qua công đoạn ủ trứng trong cát. Sau khi đẻ xong rùa mẹ lấp cát lại
và trở lại với đại dương, trong khoảng thời gian 50 - 60 ngày thì tổ rùa con mới nở.
Sau thời gian ủ trứng những chú rùa con ra đời
Ngoài các loại động, thực vật VQG Côn Đảo còn có quần thể san hô rất phong phú
Các dãy san hoa với đa dạng mầu sắc
San hô ở đây nằm dưới độ sâu 4m
Hệ thống rừng ngập mặn
Những bãi biển trải dài tuyệt đẹp
Thu Hà