Xây dựng Côn Đảo trở thành

Thứ ba, 08/01/2008, 08:24 GMT+7
3291 xem
Chia sẻ:

Cuối tháng 8/2007,, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức lễ trao giải thưởng cuộc thi "Ý tưởng Điều chỉnh quy hoạch chung Xây dựng Côn Đảo đến năm 2020". Vượt lên 8 đồ án dự thi của các đơn vị trong và ngoài nước, phương án "hòn đảo tự do" - mang mã số MG 189337 của Liên danh giữa Công ty tư vấn thiết kế CREATIS (Pháp) và Cty MH Golden Sands (Hoa kỳ) đã dành giải Nhất cuộc thi cùng với giải thưởng 40.000 USD. Theo đánh giá của Ban giám khảo thì đây là phương án không chỉ đáp ứng được yêu cầu khắt khe do cuộc thi đề ra mà nó còn đưa ra những hướng nhìn mới, táo bạo về tiềm năng và hướng phát triển của Côn Đảo trong tương lai.

Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn di tích Đồ án này cho rằng: "Côn Đảo không có tiềm năng để phát triển công nghiệp vì lý do ở xa, ít dân, ít đất, khó xử lý chất thải... không nên phát triển công nghiệp đóng tàu, công nghiệp dầu khí vì sẽ phải trả giá rất đắt trong tương lai". Theo đó, tại huyện đảo này chỉ nên có các nhà máy nhỏ như : nhà máy điện, nhà máy lọc nước, sản xuất nước đá, xử lý rác thải... phục vụ nhu cầu bức thiết hàng ngày trên đảo. Ngoài ra, các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... cũng cần phát triển hạn chế mà tập trung vào lĩnh vực dịch vụ và du lịch. Về phương án bảo tồn di tích, các tác giả đã đề ra nhiều giải pháp phát triển Côn Đảo mà trước hết là phương án bảo tồn, phát huy thế mạnh của khu di tích cách mạng. Đồ án phân tích, tiềm năng lớn nhất và vô giá của Côn đảo là di tích nhà tù, nghĩa trang Hàng Dương và những liên quan đến lịch sử nên rất cần tập trung khai thác thế mạnh này. Tuy nhiên, với quy mô hiện nay, Côn Đảo mới chỉ thu hút được du khách trong nước. Để thu hút khách nước ngoài, cần có kế hoạch tôn tạo toàn bộ khu di tích trở thành một tổng thể cảnh quan, văn hóa, bảo tồn duy nhất với sức hấp dẫn mang tầm cỡ quốc tế. Nằm cách xa Vũng Tàu đến 185km và cách TP.HCM khoảng 230km, có thể nói hiện nay Côn Đảo đang thiếu đủ thứ từ điện, nước, nhiên liệu đến đất đai, nhà ở, khách sạn và cả... con người. Để hạn chế tình trạng khan hiếm nước ngọt, xây dựng hệ thống hồ tích tụ, các hồ thu nước trồng cây bên hồ để tránh nắng chống bay hơi nước, tận dụng điện năng lượng mặt trời xây dựng 2 trạm điện sử dụng năng lượng gió để đảm bảo năng lượng. Nguồn rác thải sẽ được xử lý bằng phương pháp compote để tạo ra nguồn phân bón phong phú phục vụ cho việc tái tạo đất, trồng cây xanh trên đảo... Rất cần những giải pháp bảo vệ môi trường đồng bộ Theo nghiên cứu của nhóm tác giả đồ án MG 189337, những rừng nguyên sinh giàu, rừng ngập mặn là rừng có giá trị bảo tồn cao nhất, tiếp đến là những rừng nguyên sinh trung bình và rừng tre. Tổng diện tích các loại rừng này ở Côn Đảo khoảng 850ha, phần rừng này cần được bảo tồn nghiêm ngặt, thậm chí không cho khách tham quan vào, trừ du khách là các nhà nghiên cứu. Còn đại đa số rừng trên đảo là loại rừng nghèo hoặc rừng mới phục hồi (khoảng trên 3.000ha). Đây là những khu rừng cũng có giá trị bảo tồn nhưng có thể sử dụng phần nào vào những mục đích khai thác du lịch. Điều cần thiết khi đưa phần rừng này vào làm du lịch đó là các nhà quản lý phải đề ra những phương án hợp lý để vừa khai thác, vừa bảo vệ và tái tạo rừng. Việc đưa một phần những khu rừng này để làm điểm tham quan, xây dựng mô hình du lịch sinh thái sẽ mang lại kinh phí đồng thời góp phần giáo dục ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên cho du khách, nhất là những du khách trẻ. Bên cạnh đó, hầu hết những vùng thung lũng ở Côn Đảo đã bị khai thác cạn kiệt, ít có giá trị bảo tồn. Hệ thực vật ở đây nghèo tuy nhiên cũng có thể là nơi để nghiên cứu về sinh thái đặc biệt. Từ những nghiên cứu trên, các tác giả đã đưa ra những nhận xét và đề xuất cho tương lai của Vườn Quốc gia Côn Đảo (QGCĐ). Theo đó, Vườn QGCĐ có giá trị về bảo tồn, nghiên cứu sinh thái, thực vật học. Để có thể làm du lịch sinh thái, rất cần có sự lựa chọn điểm mô hình, tuyến tham quan và đặc biệt là phần thuyết minh, trình bày của hướng dẫn viên phải rất công phu. Vì vậy, cần có sự đan xen một phần rừng nghèo, rừng phục hồi với các resort du lịch để biến tài nguyên rừng của Vườn QGCĐ trở thành tài nguyên du lịch cận kề mà không hề ảnh hưởng đến vùng lõi. Cụ thể hơn, phương án đề xuất 2 tour du lịch sinh thái gồm: Tour tìm hiểu thế giới thực vật để du khách hiểu về hệ thống thực vật đa dạng ở khu bảo tồn thiên nhiên Côn Đảo. Du khách có thể tìm hiểu riêng từng loài theo chủ đề như : cây quý hiếm, cây thuốc... tour này chủ yếu dành cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó, tại đây cũng nên hình thành Tour quan sát động vật để hút khách du lịch như nhiều khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới đã làm.

Chia sẻ:
Ý kiến bạn đọc