Rác thải nhựa đại dương và “lưới ma” ảnh hưởng trực tiếp với rùa biển

Thứ năm, 07/11/2024, 10:19 GMT+7
138 xem
Chia sẻ:

Rác thải nhựa và lưới cá trôi dạt là hai trong số những mối nguy hiểm lớn nhất mà rùa biển tại Côn Đảo phải đối mặt. Là những sinh vật di cư, rùa biển di chuyển qua các đại dương rộng lớn, và trong quá trình này, chúng thường vô tình gặp phải các loại rác thải và lưới bỏ hoang. Những tác động của chúng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng:

Ảnh hưởng từ rác thải nhựa rùa biển, đặc biệt là các loài như rùa xanh và rùa đồi mồi, dễ nhầm lẫn các mảnh nhựa nhỏ thành thức ăn như sứa hay rong biển. Việc nuốt phải nhựa có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, làm rùa không thể tiêu hóa thức ăn và cuối cùng dẫn đến tử vong. Ngoài ra, khi nhựa phân rã thành vi nhựa, các chất độc hại có thể thẩm thấu vào cơ thể rùa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng.

436298883_854006133408902_2236816783290921186_n

Tác hại của lưới cá trôi biển lưới cá trôi dạt, hay còn gọi là "lưới ma," là các loại lưới bỏ lại trên biển nhưng vẫn tiếp tục "đánh bắt." Rùa biển có thể bị mắc kẹt trong các lưới này, dẫn đến chết ngạt vì không thể nổi lên để thở hoặc bị thương nặng do các vết siết từ lưới. Tình trạng mắc kẹt còn ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm thức ăn và sinh sản của rùa, làm suy giảm số lượng rùa biển.

qq

Tầm quan trọng của việc bảo vệ rùa biển ở Côn Đảo Rùa biển đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển, giúp duy trì sự cân bằng và đa dạng sinh học. Bảo vệ rùa biển không chỉ là bảo vệ một loài động vật quý hiếm mà còn là bảo vệ sự bền vững của đại dương.

Giảm thiểu rác thải nhựa: Hãy cùng nói không với các sản phẩm nhựa dùng một lần, bảo vệ biển bằng cách hạn chế rác thải nhựa.

Tích cực làm sạch bãi biển: Tham gia vào các hoạt động làm sạch bãi biển tại Côn Đảo và các vùng ven biển khác để giảm thiểu lượng rác thải trôi ra biển.

Giáo dục và nâng cao nhận thức: Cùng nhau lan tỏa kiến thức về bảo vệ rùa biển và tác hại của rác thải đại dương để mọi người cùng hành động.

Tin bài - Phùng Hải

Chia sẻ:
Ý kiến bạn đọc