ĐẶC SẮC DU LỊCH CÔN ĐẢO

Thứ ba, 01/11/2011, 17:23 GMT+7
1907 xem
Chia sẻ:

Theo báo cáo thống kê của Ban Quản lý các khu du lịch Côn Đảo thì tốc độ du khách đến Côn Đảo tăng đáng kể trong 10 năm qua. Từ con số 10.000 lượt khách trong năm 2002 đến trên 40.000 lượt khách năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, Côn Đảo đã đón hơn 26.000 lượt khách, trong đó, khách nội địa chiếm 91% nhưng thị trường khách quốc tế cũng đang tăng trưởng với tốc độ ngày càng nhanh.

 

Theo báo cáo thống kê của Ban Quản lý các khu du lịch Côn Đảo thì tốc độ du khách đến Côn Đảo tăng đáng kể trong 10 năm qua. Từ con số 10.000 lượt khách trong năm 2002 đến trên 40.000 lượt khách năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, Côn Đảo đã đón hơn 26.000 lượt khách, trong đó, khách nội địa chiếm 91% nhưng thị trường khách quốc tế cũng đang tăng trưởng với tốc độ ngày càng nhanh.
cơ sở xây dựng tương đối khang trang, còn ít dân cư và rất sạch đẹp, tâm tình người dân Côn Đảo hồn nhiên, hiếu khách và chân thành. Đó cũng chính là những điều đặc sắc của Côn Đảo - một điểm đến du lịch đang trên đà khởi sắc từng ngày./. Côn Đảo đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch tại Việt Nam. Quy hoạch Tổng thể du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010 xác định Côn Đảo cùng với Vũng Tàu và Long Hải là 1 trong 7 điểm du lịch ưu tiên của cả nước. Quyết định 264 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo cũng đã nhấn mạnh du lịch là động lực cốt lõi cho việc phát triển kinh tế tại Côn Đảo.
Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Công ty Tư vấn tài nguyên du lịch (TRC) thì “Côn Đảo là một địa điểm rất độc đáo và đặc biệt tại Việt Nam. Côn Đảo có di sản văn hóa nổi bật và môi trường tự nhiên nổi tiếng còn nguyên vẹn, có tính đa dạng sinh học cao. Giữ cho Côn Đảo như là một điểm đến hấp dẫn thì các sản phẩm du lịch phải được phát triển một cách bền vững”.
Hiện nay, tại Côn Đảo có một số sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng cao và đang được khai thác hiệu quả là hướng dẫn du khách đi xem rùa đẻ trứng và tham quan khu di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng: Nhà tù Côn Đảo.
Theo số liệu thống kê, số lượt du khách tới thăm hệ thống nhà tù Côn Đảo năm 2007 là 12.000 lượt người, đã tăng lên gần 36.000 lượt người năm vào 2010. Ước tính, trong số 10 người khách Việt Nam đến Côn Đảo thì có khoảng 9 người đã đến thăm các khu di tích. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, Ban Quản lý di tích Côn Đảo đã từng bước kiện toàn tổ chức, cải tiến công tác phục vụ, hướng dẫn, thuyết minh tại các điểm di tích. Công tác trùng tu, tôn tạo, bảo quản các di tích luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, đồng thời cũng là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân địa phương.
Bên cạnh việc đến thăm các nhà tù, di tích Cầu tàu 914, di tích Ma Thiên Lãnh của các đoàn cựu tù chính trị, cựu chiến binh, gia đình liệt sĩ, thanh thiếu niên học tập truyền thống đấu tranh cách mạng... du khách còn nhu cầu tham quan các điểm tâm linh như nhà tưởng niệm liệt sĩ Võ Thị Sáu, miếu Bà Phi Yến, viếng Nghĩa trang Hàng Dương... Vào những ngày rằm hay trước ngày lễ giỗ chị Võ Thị Sáu hàng năm, tại mộ của chị và các khu mộ ở nghĩa trang Hàng Dương có rất đông người đến viếng, khấn nguyện cho quốc thái dân an hay cầu bình yên cho gia quyến. Du khách quốc tế thì thích đi rừng, ngắm cảnh hoang dã hay đi bơi, lặn biển ngắm san hô, phát hiện những sinh vật độc đáo tại vùng biển nhiệt đới này ngày càng tăng, năm 2010 đã có 12.000 lượt khách quốc tế đến Côn Đảo, so với 6.000 lượt khách năm 2008 - 2009. Riêng 6 tháng đầu năm 2011, có 5.000 lượt khách nước ngoài tới Vườn quốc gia Côn Đảo để đi bộ, đi dạo trong rừng, đi bơi với ống thở hay xem rùa đẻ qua đêm tại các hòn xung quanh đảo lớn.
Tuy chưa có những dịch vụ đáp ứng thật tốt nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng cho tất cả du khách đến đây nhưng với tính độc đáo của mình hiện nay, thì Côn Đảo còn có các sản phẩm gắn với truyền thống đấu tranh, sáng tạo của người tù trong các trại giam là hạt bàng rang và cây gậy đầu rồng. Ngày trước, gậy đầu rồng do các tù nhân tự tạo hoàn toàn bằng thủ công, từ cây gỗ găng hay gỗ quăng đặc hữu Côn Đảo; còn hạt bàng nhân lấy từ những trái bàng chín rụng trong sân nhà lao như một thứ thực phẩm “bổ dưỡng” đối với người tù. Ngày nay, gậy đầu rồng và hạt bàng đã trở thành những sản vật tiêu biểu mà ai đến Côn Đảo cũng muốn mua về làm quà.
Còn nhiều sản phẩm du lịch tuy không mang tính cạnh tranh hay độc đáo nhưng có thể vẫn hấp dẫn vì thiên nhiên Côn Đảo vốn rất hoang sơ, địa bàn Côn Đảo hạ tầng
ĐĂNG KHOA
Chia sẻ:
Ý kiến bạn đọc