CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN VIÊN (TNV) THAM GIA BẢO TỒN RÙA BIỂN TẠI CÔN ĐẢO, BÀ RỊA – VŨNG TÀU, VIỆT NAM NĂM 2022

Thứ ba, 17/05/2022, 07:24 GMT+7
7853 xem
Chia sẻ:

CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN VIÊN MÙA HÈ NĂM 2022 (TNV)

 

THAM GIA BẢO TỒN RÙA BIỂN TẠI CÔN ĐẢO

RỊA – VŨNG TÀU, VIỆT NAM

 

I. Giới thiệu về Vườn quốc gia Côn Đảo và Chương trình bảo tồn rùa biển

 

1. Giới thiệu về Vườn quốc gia Côn Đảo

 

Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập năm 1993, thuộc hệ thống rừng đặc dụng, là một trong 34 Vườn quốc gia của Việt Nam. Tổng diện tích Vườn quốc gia Côn Đảo hiện nay là 19.883,15 ha, gồm hai hợp phần là hợp phần trên cạn (bảo tồn rừng) có diện tích là 5.883,15 ha và hợp phần bảo tồn biển có diện tích là 14.000 ha.

 

VQG Côn Đảo tọa độ địa lý: - Từ 106 o31’ đến 106o6’ kinh độ Đông; Từ 8o36’ đến 8o48’ vĩ độ Bắc. Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh Rịa – Vũng Tàu, cách Rịa – Vũng Tàu 97 hải về phía Đông Nam.

 

Thông tin về Vườn quốc gia Côn Đảo thể tham khảo trên trang web: http://www.condaopark.com.vn/

 

VQG Côn Đảo được các tổ chức khoa học trong và ngoài nước đánh giáVườn tiềm năng đa dạng sinh học cao, các hệ sinh thái phong phú, đa dạng, nhiều loại động thực, vật quý hiếm, đặc hữu là nơi ý nghĩa quan trọng toàn cầu về sinh vật biển, sinh cảnh trên cạn.

 

Côn Đảo là khu vực ưu tiên mang tầm quốc gia và quốc tế trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học. Côn Đảo một trong 16 khu Bảo tồn biển đã được quy hoạch theo Quyết định 742/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Côn Đảo đã được xếp là khu vực ưu tiên để phát triển du lịch của Việt Nam. Vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận khu Ramsar thứ 2.203 của thế giới và khu Ramsar biển đầu tiên của Việt Nam.

 

2. Giới thiệu về chương trình bảo tồn rùa biển

 

Vùng biển Côn Đảo là sinh cảnh đẻ trứng của Rùa Xanh (hay còn gọi là Vích) (Chelonia mydas) và Đồi mồi (Eretmochelys imbricata). Tại Vườn quốc gia Côn Đảo có 18 bãi biển có Rùa lên đẻ trứng với tổng diện tích các bãi đẻ trên hàng chục ngàn m2. Một số bãi đẻ của rùa có diện tích lớn và số lượng rùa mẹ lên đẻ nhiều như bãi Cát Lớn hòn Bảy Cạnh, bãi Cát Lớn hòn Cau, bãi Cát Lớn hòn Tre Lớn, bãi Dương hòn Bảy Cạnh, bãi cát Hòn Tài. Năm bãi này được bố trí năm Trạm kiểm lâm để làm nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn rùa biển. Mỗi Trạm kiểm lâm có từ ba – tám kiểm lâm viên.

Hàng năm từ tháng 4 đến tháng 11 trên 600 rùa mẹ lên các bãi cát thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo để làm tổ, đẻ trứng,trên 150.000 rùa con được cứu hộ và thả về biển, tỷ lệ trứng nở thành công đạt đến 87%. Vào mùa cao điểm, một số bãi biển ở hòn Bảy Cạnh, hòn Tre lớn, mỗi đêm có 10 – 20 rùa mẹ lên làm tổ.

 

Bắt đầu từ năm 1994, Ban quản VQG Côn Đảo đã tiến hành chương trình bảo tồn Rùa biển với nội dung: (1) Nghiên cứu đặc tính sinh thái học của rùa biển thông qua hoạt động đeo thẻ, đeo máy định vị vệ tinh, đo đạc kích thước, v.v…; (2) Bảo vệ sinh cảnh làm tổ và các tổ trứng thông qua các hoạt động tuần tra, kiểm soát, san lấp, vệ sinh bãi đẻ, di dời các tổ trứng đến nơi an toàn, v.v…;(3) Xây dựng trại giống thông qua các hoạt động tạo trạm ấp trứng an toàn; kiểm tra thả rùa con về biển.

 

VQG Côn Đảo là nơi đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công chương trình bảo tồn rùa biển. Số lượng rùa biển lên bãi đẻ trứng ở Côn Đảo chiếm trên 85% số rùa về đẻ ở vùng biển Việt Nam. Quần thể rùa xanh về đẻ trứng tại Côn Đảo là một trong những quần thể rùa xanh lớn của khu vực Đông Nam Á. Vườn quốc gia Côn Đảo được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là nơi thả rùa con về biển nhiều nhất.

 

Từ tháng 6 đến tháng 9 mùa cao điểm của rùa biển đẻ trứng, Ban quản VQG Côn Đảo đang thiếu nguồn lực để thực hiện công tác bảo tồn rùa biển. Chúng tôi mong muốn sự hỗ trợ từ cộng đồng cho công tác bảo tồn rùa biển tại Côn Đảo.

 

II. Mục tiêu của Chương trình TNV

 

  • Nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị và tầm quan trọng của bảo tồn biển, bảo tồn rùa biển thông qua việc tham gia vào công tác, bảo vệ rùa biển tại các bãi đẻ tại VQG Côn Đảo, hỗ trợ Ban quản lý VQG Côn Đảo trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn rùa biển;
  • Xây dựng, đào tạo đội ngũ tình nguyện viên có hiểu biết và kỹ năng, có thể giúp đỡ chuyên môn tại các khu bảo tồn biển (KBTB), VQG trong công tác bảo tồn rùa biển;
  • Tăng cường năng lực cho các KBTB, VQG về các hoạt động  truyền thông;
  • Đóng góp kỹ năng, tham gia tích cực vào các hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường biển nói chung và bảo tồn rùa biển nói riêng;
  • Trở thành sứ giả của đại dương cùng đồng hành với các VQG, KBTB và các Tổ chức bảo vệ môi trường.

 

III. Thời gian thực hiện năm 2022

 

  • Mùa sinh sản của rùa biển tại Việt Nam kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm, trong đó thời điểm có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất từ tháng 6 đến 9. Do đó, chương trình TNV sẽ được thực hiện vào tháng 6 đến tháng 9 hằng năm.

 

  • Theo yêu cầu, năm 2022 VQG Côn Đảo đồng ý sẽ tiếp nhận bốn (04) đợt TNV, mỗi đợt có tối đa 12 TNV được lựa chọn, TNV đăngchương trình 12 ngày. Mỗi TNV đưa ra một lựa chọn tham gia một chươ ng trìn h .. Lưu ý: chương trình 12 ngày đã tính cả thời gian TNV đến Côn Đảo (ngày 1) và trở về (ngày thứ 12).

 

Ví dụ: Chương trình từ ngày 15/6 – 26/6 thì TNV cần mặt tại Côn Đảo vào ngày 14/6, các hoạt động sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày 15/6 - 26/6 và TNV sẽ trở về từ các đảo nhỏ đến Côn Sơn và trở về địa phương vào ngày 26/6.

 

- Đợt 1: từ ngày 15/6 – 26/6/2022

- Đợt 2: từ ngày 10/7 – 21/7/2022

- Đợt 3: từ ngày 01/8 – 12/8/2022

- Đợt 4: từ ngày 06/9 – 17/9/2022

 

Lưu ý: Nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi (gió, bão..) trong các đợt TNV được tổ chức như trên, các TNV sẽ phải ở lại đảo nhỏ hoặc đảo chính Côn Sơn một vài ngày để đợi thời tiết tốt hơn.

 

Các TNV trước khi đăng ký nên cam kết chắc chắn tham gia, khi các bạn hủy sẽ mất cơ hội cho các bạn khác đã đăng ký và không được lựa chọn. Trong trường hợp không thể tham gia được, xin thông báo cho ban tổ chức ít nhất trước 2 tuần.

 

IV. Chương trình: 12 ngày

 

Ngày 1:

Đến Côn Đảo (TNV tự sắp xếp chỗ ở, đi lại từ sân bay/bến tàu đến Khách sạn và Vườn quốc gia Côn Đảo).

 

Ngày 2:

- Sáng:       

+ Tham gia lớp tập huấn nhanh về bảo tồn rùa biển và giới thiệu các quy định chung khi đến các bãi/trạm kiểm lâm của Vườn quốc gia Côn Đảo;

+ Chia nhóm và bầu nhóm trưởng;

+ Hoàn thành các thủ tục hành chính (chuẩn bị đồ ăn uống để đi đảo)

(Lưu ý: Các TNV hạn chế không mang các sản phẩm nhựa dùng một lần lên đảo).

- Chiều:

Rời đảo lớn đến các đảo rùa biển lên đẻ;

- Đêm:

Tham gia tuần tra rùa biển lên đẻ tại các bãi đẻ, giúp cán bộ chuyên môn thực hiện đo đạc kích thước, đeo thẻ đánh dấu rùa mẹ, di dời ổ trứng lên khu vực ấp trứng, giúp thả rùa con và hướng dẫn khách du lịch thăm quan rùa biển lên đẻ.

 

Ngày 3 đến ngày 11:

- Sáng: vệ sinh, san lấp bãi tạo thuận lợi cho rùa biển làm tổ; khảo sát, giám sát, thu gom rác thải trên đảo.

- Chiều: chuẩn bị cọc, bảng đánh dấu tổ rùa vệ sinh hồ ấp trứng

- Đêm: Tham gia tuần tra rùa biển lên đẻ tại các bãi đẻ, giúp lực lượng chuyên môn thực hiện đo đạc kích thước, đeo thẻ đánh dấu rùa mẹ, di dời ổ trứng lên khu vực ấp trứng, giúp thả rùa con và hướng dẫn khách du lịch thăm quan rùa biển lên đẻ.

 

Ngày 12:

Sáng:         

- Tổng kết chương trình, các TNV cam kết gửi bản đánh giá về các hoạt động và góp ý cho chương trình tốt hơn (sử dụng biểu mẫu đánh giá của IUCN).

- Trao chứng chỉ và di chuyển vào đảo lớn và đi sân bay/bến tàu.

 

Lưu ý: Mỗi TNV đi về có cam kết tham gia, hỗ trợ các hoạt động truyền thông bảo tồn biển, rùa biển tại Việt Nam, ít nhất 6 tháng sau khi tham gia chương trình. Nhóm trưởng nhắc các thành viên trong nhóm gửi báo cáo đánh giá đúng hạn.

 

V. Điều kiện cơ bản để tham gia chương trình của TNV

 

  • công dân Việt Nam;
  • người quan tâm đến môi trường, động vật hoang dã rùa biển nói riêng, điều kiện tham gia đầy đủ các công việc bảo vệ rùa biển; khảo sát, giám sát, thu gom rác thải trên đảo theo yêu cầu của Ban tổ chức;
  • Có khả năng tự túc kinh phí đi lại đến các khu bảo tồn rùa biển ở Côn Đảo;
  • Có sức khỏe và thể lực tốt, ưu tiên những TNV biết bơi;
  • bảo hiểm y tế và bảo hiểm du lịch;
  • Độ tuổi: từ 20 đến 50 tuổi;
  • Đã tiêm tối thiểu 2 mũi vắc-xin Covid19, tuân thủ phòng chống dịch bệnh theo quy định;
  • Trả lời đúng tất cả các câu hỏi trong phần Tìm hiểu rùa biển của Phiếu đăng ký;
  • các ý tưởng truyền thông mới lạ, đặc sắc khả thi để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của bảo tồn rùa biển và môi trường sống của chúng và cam kết thực hiện những ý tưởng này sau khi tham gia chương trình;
  • Các ý tưởng và kế hoạch truyền thông này được thực hiện bởi cá nhân hoặc/và nhóm.

TNV sau khi kết thúc chương trình bao gồm các hoạt động, chương trình: (1) làm phim, phòng sự về nhóm TNV trong thời gian tham gia; (2) xây dựng fanpage/blog về chương trình bảo tồn biển rùa biển; (3) các bài báo/ảnh/tác phẩm được đăng trên các phương tiện truyền thông; (4) tổ chức triển lãm, hội thảo, tọa đàm về nội dung bảo tồn biển, rùa biển; (5) xây dựng kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, gây quỹ cho chương trình bảo tồn biển, rùa biển; (6) Và các chương trình khác nếu có.

 

Cam kết miễn trừ trách nhiệm đối với Ban Tổ chức nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xảy ra rủi ro đối với tài sản và tính mạng của tình nguyện viên và cam kết thực hiện một số quy định liên quan.

 

VI. Cách thức và thời hạn đăng ký

 

Để đăng Bạn sẽ điền vào phiếu thông tin tại địa chỉ:

Link : https://forms.gle/DdfMtDtUX46e2TyG9

 

Hạn gửi đăng ký: trước 24:00 ngày 15 tháng 5 năm 2022

Thời gian thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ: ngày 20 tháng 5 năm 2022 tại webstie: : www.iucn.org/vietnam http://www.condaopark.com.vn/

 

Đối với các TNV được lựa chọn sau vòng xét duyệt, BTC sẽ gửi email thông báo. TNV cần phải xác nhận lại qua email đồng ý tham giagửi qua email các tài liệu scan trước 2 tuần kể từ ngày bắt đầu đợt tình nguyện đã lựa chọn, riêng đợt 1 các bạn TNV có thể gửi trước 1 tuần.

 

  • 01 bản scan photocopy chứng minh nhân dân,
  • 01 bản scan photocopy giấy khám sức khỏe trong vòng 6 tháng gần nhất,
  • 01 bản scan photocopy bảo hiểm y tế, bảo hiểm du lịch,
  • 01 bản scan photocopy giấy xác nhận tiêm phòng vắc-xin Covid19,

 

Bản scan cam kết miễn trừ trách nhiệm (theo mẫu sẽ được gửi qua email cho các TNV, bản chính sẽ được thu lại tại Vườn quốc gia Côn Đảo khi đến ngày đầu tiên).

 

Sau khi IUCN nhận được đầy đủ các giấy tờ trên qua email, các TNV sẽ nhận được email thông báo được chính thức lựa chọn tham gia chương trình và các thông tin hậu cần cần thiết.

 

Lưu ý: tất cả các thông tin trao đổi chuẩn bị cho chương trình sẽ được gửi qua email. Vui lòng không liên hệ qua điện thoại nếu không thực sự cần thiết.

 

VII. Trách nhiệm và chi phí đóng góp của các bên liên quan:

 

1. Tình nguyện viên tham gia tự chi trả:

a) Chi phí phương tiện đến rời Côn Đảo:

- Vé máy bay từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) tới sân bay Cỏ Ống (Côn Đảo): 1.800.000 – 2.000.000 đồng/vé/lượt (Lưu ý: vào tháng 6 là mùa cao điểm du lịch tại Côn Đảo nên vé máy bay rất khó mua, TNV nên đặt vé sớm)

- Tàu Côn Đảo Express 36:

+ Địa điểm xuất phát: từ cảng Cầu Đá (09 đường Hạ Long, P.1, Tp. Vũng Tàu) tới cảng Bến Đầm (Côn Đảo),

+ Giá vé: 660.000 đồng/vé/lượt (vào thứ 2,3,4,5) và 880.000 đồng/vé/lượt (vào thứ 6,7, CN).

+ Giờ khởi hành đi: 7h30 hàng ngày (lịch trình tàu có thể thay đổi theo thời tiết có thể theo dõi qua Website https://www.khamphacondao.com/taucaotoc/con-dao-expess-36/)

b) Bảo hiểm y tế bảo hiểm du lịch;

c) Chi phí tiền ăn, ở:

- TNV tự sắp xếp chỗ ở, đi lại từ sân bay đến Khách sạn và Vườn quốc gia Côn Đảo và chi trả tiền ăn ngày đầu tiên bữa sáng của ngày thứ 2 tại đảo Côn Sơn, chi phí dự kiến mà TNV phải trả là khoảng 640.000 VND/người, cụ thể:

      •  Tự trang trải tiền khách sạn đêm thứ nhất tại đảo Côn Sơn cho các TNV (ở chung

khoảng 400.000 VND/người);

      •  Tự trang trải tiền xe đón và tiễn sân bay/bến tàu: 140.000 VND/người;
      •  Tiền ăn uống ngày đầu tiên và sáng ngày thứ 2 : 100.000 VND/người;

d) Tiền ăn các bữa ăn trên đảo nhỏ do TNV tự thỏa thuận với các trạm Kiểm lâm, nơi bảo tồn rùa biển.

e) Các chi phí cá nhân khác (thăm quan di tích lịch sử, ăn uống phát sinh ….) và chi phí phát sinh ngoài chương trình này.

f) Các thông tin tham khảo cho TNV:

- Danh sách khách sạn để TNV tham khảo: giá khách sạn giao động từ 600.000 – 800.000 VND/phòng 2 người:

+ Khách sạn Thuỷ Thành, số điện thoại: 0834.542.218

+ Khách sạn Hồng Nhân, số điện thoại: 0986.273.895

+ Khách sạn Khánh Linh, số điện thoại: 0964.654.989

+ Khách sạn Red, số điện thoại: 0904.524.252

- Xe đưa đón sân bay: Giá xe đưa đón sân bay/bến tàu và đưa đón 70.000 VND/người

+ Xe Tiến Dũng, số điện thoại: 0918.034.513

+ Xe Duy Khải, số điện thoại: 0944.939.896

 

2. BQL Vườn quốc gia Côn Đảo hỗ trợ:

- Cơ sở vật chất phục vụ Tình nguyện viên: phòng hội thảo, nơi ở, sinh hoạt tại các đảo nhỏ;

- Sắp xếp phương tiện đi lại từ đảo lớn đến đảo nhỏ;

- Cử cán bộ tổ chức tập huấn bảo tồn rùa biển cho các TNV; hướng dẫn thực địa tại các trạm kiểm lâm;

- Chứng nhận cho TNV tham gia Chương trình (cùng IUCN);

- Các thiết bị phục vụ tập huấn thực hành tại thực địa như máy chiếu, dụng cụ đánh dấu rùa biển, áo phao, võng ngủ/giường chiếu cho TNV.

 

3. IUCN hỗ trợ:

- Tài liệu tập huấn, sổ tay ghi chép; pin cài áo;

- Áo T-shirt/áo gió để đi tuần tra rùa biển hàng đêm;

- Hỗ trợ chi phí xăng dầu đi lại từ đảo Côn Sơn đến các đảo nhỏ;

- Chứng nhận cho TNV tham gia Chương trình (cùng Vườn quốc gia Côn Đảo);

- Tổ chức tập huấn trực tuyến cho các TNV được lựa chọn 1 tuần trước khi nhóm đầu tiên ra đảo (Ban tổ chức sẽ gửi đường zoom link về lớp tập  huấn trực tuyến này);.

 

VIII. Các câu hỏi thường gặp (FAQ)

 

- Đối tượng thể tham gia chương trình này? công dân Việt Nam, những người tham gia chương trình này đến từ rất nhiều lĩnh vực, họ thể là bác sĩ, kỹ sư, doanh nhân, nhân viên văn phòng, bộ đội, sinh viên, khách du lịch, người dân địa phương …vv nhưng họ cùng chia sẻ một sự quan tâm chung đến bảo vệ môi trường và đặc biệt động vật hoang giã, những loài nguy bị tuyệt chủng như rùa biển. Công việc này làm chủ yếu về đêm và khá vất vả, do vậy đòi hỏi người tình nguyện tham gia phải thực sự yêu thích, thể lực sức khỏe tốt.

 

- Đến đảo nhỏ thực hiện nhiệm vụ bảo tồn rùa biển tôi ăn,như thế nào? Bạn sẽ ăn, ở cùng lực lượng kiểm lâm. Tại đảo nhỏ điều kiện sở vật chất, ăn, ở không được tiện nghi đầy đủ vì vậy bạn sẽ cảm thấy hơi khó khăn.các đảo nhỏ không nước ngầm, nước mưa được dự trữ để dùng hằng ngày vì vậy bạn phải sử dụng tiết kiệm. Hằng ngày bạn sẽ được Trạm trưởng kiểm lâm phân công nhiệm vụ bảo tồn rùa biển cụ thể.

 

- Tôi thời gian tự do không? Mỗi ngày bạn sẽ rất nhiều thời gian để nghỉ ngơi, đi thăm quan khu vực xung quanh hoặc bơi, lội xem sinh vật biển (phải theo sự quản lý, giám sát hướng dẫn và chỉ dẫn của nhân viên Kiểm lâm địa bàn).

 

- Tôi phải mang theo gì khi ra Côn Đảo? Đèn pin để đi tuần tra đêm, quần áo tiện dụng, dễ giặt nhanh khô; giày dép tiện dụng để thể đi trong rừng cũng như trên cát; mũ, kem chống nắng thuốc chống côn trùng. Bạn có thể mang theo ống nhòm để dễ quan sát rùa biển ở khoảng cách xa.

 

- Đặc biệt là lời khuyên TNV cần gì, tham khảo các bài viết của các TNV tại:

http://www.hasapa.com/?p=5401

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2971285806303043&id=100002649594039

https://vinhgau.com/blog/category/destinations/asia/vietnam/con-dao/

 

- Ban tổ chức khuyến khích các TNV mới kết nối và trao đổi trực tiếp với các TNV qua facebook:

https://www.facebook.com/iucnvietnamseaturtle/

 

IX. Liên hệ

 

VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO

Đường Ma Thiên Lãnh, khu 3, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Điện Thoại: 02543 830 650

W: www.condaopark.com.vn

 

TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ (IUCN)

Nhà 2A, Khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, 298 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 02437261575;

W: www.iucn.org/vietnam

Chia sẻ:
Ý kiến bạn đọc