“Bẫy Ảnh” Trợ Thủ Đắc Lực Trong Việc Bảo Tồn Động Vật Hoang Dã tại Vườn quốc gia Côn Đảo

Thứ bảy, 15/06/2024, 10:11 GMT+7
483 xem
Chia sẻ:

VQG Côn Đảo được ví như ngôi nhà chung của rất nhiều loài động vật quý hiếm, nguy cấp, cần ưu tiên bảo tồn. Do đó, để nâng cao giá trị đa dạng sinh học tại đây, thời gian qua Vườn quốc gia Côn Đảo đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong công tác điều tra, theo dõi và giám sát tài nguyên đa dạng sinh học trong khu vực quản lý, đặc biệt là giám sát sự biến động của các loài động vật rừng. Trong đó, chú trọng việc sử dụng hệ thống camera, máy bẫy ảnh lắp đặt tại nhiều khu vực để điều tra, đánh giá về số lượng, tập tính, vùng phân bố của các loài động vật rừng. Thông qua đó, đưa ra các giải pháp hiệu quả trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng và các loài động vật rừng như bổ sung các lu chứa nước uống và muối khoáng cho các loại động vật, chim, thú vào mùa khô ở Côn Đảo, chỉ đạo các trạm Kiểm lâm tăng cường công tác tuần tra, quản lý tại các khu vực có số lượng các loài động vật tập trung nhiều.

z5543824817846_6a57d37caa26a8693465480b97c011dc

Máy được trang bị hệ thống cảm biến hồng ngoại để hoạt động vào ban đêm hoặc điều kiện ánh sáng yếu dưới tán rừng,

máy bẫy ảnh có thể thu về các hình ảnh, video clip ghi lại các tập tính của các loài động vật trong môi trường tự nhiên.

Hình ảnh gia đình Lợn rừng được chụp lại bởi bẫy ảnh.

z5543824829729_25e1e04d40aa31ddd73b1540b2ab73ed_1

Bạn Kỳ đà hoa đang tắm nắng

Ngoài việc giám sát các loài động vật rừng, máy bẫy ảnh còn được ứng dụng trong việc giám sát các đối tượng săn bắt các loài động vật rừng và cả việc săn bắt, lấy trộm trứng rùa biển tại các bãi biển. Thông qua các hình ảnh thu được để xác định các đối tượng vi phạm, bố trí lực lượng để bắt quả tang các hành vi vi phạm, xử lý triệt để, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Gần đây nhất, ngày 21/5/2024 hệ thống bẫy ảnh của đơn vị đã ghi nhận một người đàn ông mang một khẩu súng (là loại súng săn tự chế) vào tiểu khu 55b (Đầm Tre) vốn là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt để săn bắn chim và thú rừng. Hiện hạt kiểm lâm VQG Côn Đảo đã phối hợp cùng công an huyện Côn Đảo tiến hành làm việc với đối tượng trên đã thu giữ khẩu súng săn và tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Đoạn clip được ghi bởi hệ thống bẩy ảnh

Mọi hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã cần phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5 triệu đến 360 triệu đồng (theo quy định tại Điều 21, 22, 23, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp) hoặc có thể bị xử lý hình sự về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã” theo Điều 234; tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm” theo Điều 244, BLHS năm 2015 bổ sung 2017.

Trong quá trình triển khai lắp đặt các hệ thống bẫy ảnh cũng gặp một số khó khăn như việc triển khai, hướng dẫn kỹ thuật cho toàn bộ lực lượng Kiểm lâm có thể sử dụng các thiết bị công nghệ còn gặp khó khăn, do đó công việc của cán bộ kỹ thuật của Hạt Kiểm lâm còn nhiều, chưa có thời gian thường xuyên để bố trí nhiều thêm các điểm ảnh khác. Số lượng máy bẫy ảnh được trang cấp còn chưa đáp ứng và cần phải mua sắm bổ sung các loại máy có nhiều tính năng phù hợp hơn với điều kiện tại Côn Đảo. Một số máy bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt do các loại động vật như khỉ, chuột, sóc cắn phá.

Tin bài - Thảo Vy

Chia sẻ:
Ý kiến bạn đọc