• Hotline Contact Work: 02543 830 150
  • Hotline Con Dao Tour: 0983 830 669
  • Hotline Report violations: ...

CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tuesday, 24/12/2013, 15:03 GMT+7
7221 xem
Chia sẻ:

Nghiên cứu khoa học là nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của Vườn quốc gia.

Từ năm 1996 đến nay, Vườn quốc gia Côn Đảo đã thực hiện các nội dung nghiên cứu khoa học như sau :
A. CÁC DỰ ÁN BẢO TỒN RỪNG
I. THỰC HIỆN DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG
Nhằm bảo vệ hệ sinh thái, bảo đảm độ che phủ của rừng và duy trì tính đa dạng sinh học của Vườn Quốc Gia trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Trong những năm qua, Vườn quốc gia Côn Đảo đã thực hiện Trồng và chăm sóc rừng phòng hộ: 63 ha, khoanh nuôi phục hồi và bảo vệ rừng: 527 ha và xây dựng và lắp đặt các biển báo bảo vệ rừng tại tại các khu vực khoanh nuôi phục hồi rừng và chăm sóc rừng (1999 - 2005)
Ngoài ra còn thực hiện các đề tài thuộc chương trình 5 triệu ha rừng như:
- Nghiên cứu biện pháp phục hồi cây Lát hoa tại các khu vực bị ảnh hường của cơn bão số 5 năm 1997 tại ở Vườn Quốc Gia Côn Đảo (1999 - 2000).
- Điều tra xây dựng danh lục và tiêu bản thực vật rừng ở Vườn Quốc Gia Côn Đảo
- Điều tra xây dựng danh lục và tiêu bản ảnh các loài bướm ở Vườn Quốc Gia Côn Đảo
- Thực hiện công trình Xây dựng đề cương về bảo tồn các loài động thực vật rừng quí hiếm tại Vườn Quốc Gia Côn Đảo.
II. DỰ ÁN TRỒNG RỪNG SINH THÁI SỞ RẨY
Được sự tài trợ của BP Việt Nam với kinh phí thực hiện cho dự án là 42,000 USD trong thời gian 2 năm (2002 - 2004). Vườn quốc gia Côn Đảo thực hiện dự án Trồng rừng sinh thái Sở rẩy nhằm mục đích tạo được nguồn thức ăn cho các loài động vật hoang dã để bảo vệ, bảo tồn kho báu thiên nhiên của Côn Đảo; đặc biệt bảo tồn nguồn gien và sự phong phú đa dạng sinh học của các loài động thực vật đặc hữu quý hiếm; đồng thời bảo vệ tốt môi trường sinh thái cho Huyện đảo. Mặt khác nhằm góp phần đắc lực cho nhu cầu công tác nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục, tham quan du lịch trong tương lai, và giải quyết tạo thêm việc làm cho cộng đồng dân cư tại địa phương.
Kết quả thực hiện dự án đã Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây trồng với tổng số 17 loài cây có số lượng 8000 cây trong diện tích 20 ha tại khu Sở rẩy.
Ñaõ tieán haønh baùo caùo toång keát keát quaû 2 naêm thöïc hieän döï aùn (2002 - 2004) vaø ñöôïc sự đñaùnh giaù cuûa laõnh ñaïo UBND tænh vaø laõnh ñaïo coâng ty BP Vieät Nam veà keát quaû thaønh coâng cuûa döï aùn ; ñoàng thôøi döï aùn ñöôïc söï ñoàng yù taøi trôï cuûa Coâng Ty BP cho chöông trình chaêm soùc, baûo veä cho 3 naêm tieáp theo, vôùi toång kinh phí 12,000 USD.
B. CÁC DỰ ÁN BẢO TỒN BIỂN
I. CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN RÙA BIỂN
Chương trình cứu hộ rùa biển bắt đầu từ năm 1995 được sự tài trợ của tổ chức WWF ( Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên ) chương trình Đông Dương. Dự án được thực hiện nhằm hạn chế tối thiểu sự bất lợi của tự nhiên đối với rùa biển, nghiên cứu các đặc tính sinh thái rùa biển, nghiên cứu và thực hiện các mô hình bảo tồn rùa biển và tham gia vào mạng lưới bảo tồn rùa biển ASEAN.
Các nội dung đã và đang thực hiện: theo dõi ngẫu nhiên về hoạt động làm tổ, cứu hộ rùa biển và đeo thẻ tập trung.
Kết quả nghiên cứu: số loài làm tổ trên các bãi hàng năm là: Rùa xanh (Chelonia mydas), Đồi mồi (Eretmochelys imbricata). Mùa làm tổ: tháng 4 – 12, số lượng rùa mẹ lên bãi làm tổ trung bình khoảng 400 cá thể/năm, rùa mẹ đẻ trung bình 250 trứng và 3 tổ / rùa mẹ trong một mùa làm tổ. Thời gian trứng nở: khoảng 55 ngày, thời gian rùa con nở đến lúc ngoi lên mặt bãi là 1 – 3 ngày. Tỉ lệ trứng rùa nở ở hằng năm là 80 %. Đã tiến hành đeo thẻ được 1.682 rùa mẹ lên bãi làm tổ.
Ngoài ra, còn nghiên cứu sự biến đổi của nhiệt độ nơi tổ ấp liên quan đến các thông số về thời gian nở, tỉ lệ trứng nở. Ghi nhận các tác động của du lịch sinh thái đến quần thể rùa biển ở Côn Đảo.
II. DỰ ÁN DANINDA
Với sự trợ giúp về kinh phí của Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch ( DANIDA ) và được phối hợp thực hiện bởi Tổ Chức WWF Chương trình Đông Dương, Viện Hải Dương Học Nha Trang, Khoa nghiên cứu & sử dụng tài nguyên bền vững của Trường Đại Học khoa học Hồng Kông. Vườn Quốc Gia Côn Đảo đã thực hiện Dự án bảo tồn đa dạng sinh học tại Côn Đảo với mục đích khảo sát mức độ thiệt hại và tài nguyên sinh vật biển ở Côn Đảo sau bão Linda và hỗ trợ Vườn Quốc Gia Côn Đảo trong việc quản lý bảo tồn, phục hồi tài nguyên biển. Thời gian thực hiện 1998 - 2000
Đây là dự án mang lại hiệu quả rất to lớn trong việc quản lý bảo tồn và sớm khắc phục tàinguyên sinh vật biển sau bão Linda (2/11/1997). Dự án đã hổ trợ Vườn trong việc điều tra tài nguyên biển, phân vùng chức năng quản lý biển, xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu về phát triển du lịch tại Côn Đảo, tuập huấn về chuyên môn (lặn có bình dưỡng khí), tập huấn về tuyên truyền giáo dục, hổ trợ 01 chiếc tàu tuần tra biển, hệ thống thiết bị lặn có bình dưỡng khí, xây dựng 04 trạm bảo tồn rùa biển và tập huấn kỹ thuật giám sát rạn san hô.
III. DỰ ÁN ADB - 5712
Được sự tài trợ kinh phí của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), nhằm để khảo sát ban đầu & xây dựng cơ sở dữ liệu để chọn lựa & xây dựng dự án quản lý tổng hợp vùng bờ điển hình (dự án GEF) ở Việt Nam.
Qua kết quả nghiên cứu thực tế ở Côn Đảo, các tổ chức Quỹ Môi trường toàn cầu ( GEF ) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch ( DANIDA ) đã đồng ý chọn Côn Đảo là nơi sẽ thực hiện dự án "Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển và ven biển Côn Đảo". Đây là dự án với nhiều hợp phần và nhiều tổ chức tham gia, kinh phí thực hiện khoảng 1,8 triệu USD, thời gian thực hiện 3 năm từ năm 2006 – 2008 dưới sự điều phối của Tổ chức phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam ( UNDP )
IV. DỰ ÁN KHẢO SÁT DUGONG VÀ THẢM CỎ BIỂN
Đây là cuộc khảo sát đầu tiên ở Việt Nam về quần thể Dugong ở Côn Đảo; cung cấp thông tin về quần thể này trên các thông tin như báo, đài và internet; tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục trong việc bảo lý bảo tồn quần thể Dugong quý hiếm này.
Nội dung thực hiện: Khảo sát số lượng quần thể Dugong, các tập tính của chúng; Khảo sát độ phủ thảm cỏ biển (thức ăn của Dugong) và tuyên truyên giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về hiện trạng quần thể Dugong ở Côn Đảo và Việt Nam.
Thời gian thực hiện: năm 2001
Tổ chức tài trợ: Tổ chức Serenian International và VSO.
V. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT RẠN SAN HÔ
Đây là chương trình rất có ý nghĩa thiết thực và gớp phần rất lớn trong việc bảo tồn san hô ở Côn Đảo, theo dõi tình hình biến động của các rạn san hô, khả năng phục hồi cũng như các tác động xấu sự phát triển của rạn san hô ở Côn Đảo
Nội dung thực hiện: Tiến hành khảo sát hàng năm về độ phủ san hô trên 10 điểm cố định, được nhận dạng là nhạy cảm với các tác động của con người và của tự nhiên.
Thời gian thực hiện: 2001 - 2003
Đơn vị hợp tác: Viện Hải Dương Học Nha Trang.
VI. CHƯƠNG TRÌNH KHOANH NUÔI PHỤC HỒI SAN HÔ
Nhằm ngăn ngừa sự xuống cấp các rạn san hô từ các hoạt động của cộng đồng dân cư địa phương và các ghe tàu hoạt động, neo đậu ở vùng biển Vịnh Côn Sơn, bảo đảm cho sự phục hồi độ phủ san hô và cỏ biển sau cơn bão Linda, tạo vùng an toàn cho quần thể Dugong tìm thức ăn và cung cấp nơi tìm thức ăn và sinh sản cho các loài hải sản; đồng thời để thực hiện nghiên cứu khoa học và tuyên truyền giáo dục cộng đồng.
Nội dung thực hiện: Thả phao neo và cờ báo hiệu vị trí khoanh nuôi phục hồi ran hô, đặt các bản báo hiệu khu khoanh nuôi phục hồi san hô, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về khu khoanh nuôi và bảo vệ, nuôi cấy thử nghiệm san hô và điều tra khả năng và mức độ phục hồi của san hô

Chia sẻ:
Ý kiến bạn đọc