Một số chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học

Thứ ba, 24/12/2013, 15:00 GMT+7
6645 xem
Chia sẻ:

I. DỰ ÁN TRỒNG RỪNG SINH THÁI SỞ RẨY
• Địa điểm thực hiện: Sở Rẫy - Dốc 48 thuộc Vườn Quốc Gia Côn Đảo
• Đơn vị thực hiện: Vườn Quốc Gia Côn Đảo
• Đơn vị tài trợ: BP Việt Nam
• Kinh phí tài trợ: 42,000 USD
• Thời gian thực hiện: 04/2002 – 04/2004


1. Mục tiêu
Trồng một số loài cây có quả, và trồng xen cây đặc hữu quý hiếm, nhằm mục đính cung cấp nguồn thức ăn cho các loài động vật rừng và bảo tồn nguồn gien đặc hữu, quý hiếm trong Vườn Quốc Gia Côn Đảo.
Khôi phục lại rừng, điều hòa khí hậu, góp phần cải thiện tốt môi trường Côn Đảo.
Phục vụ cho nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục, tham quan du lịch và tạo thêm việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương.
2. Các hoạt động của dự án
• Khảo sát xây dựng Dự án, thiết kế các lô khoảnh.
• Cơ cấu chọn lọc cây trồng, và gieo tạo cây giống phục vụ cho dự án
• Phát dọn thực bì theo băng để trồng cây
• Trồng và chăm sóc cây tổng số 17 loài cây với số lượng 8000 cây trong diện tích 20ha tại khu Sở rẩy.
3. Xây dựng cơ sở hạ tầng và các thiết bị cho dự án
• Sửa chữa nhà 01 nhà làm việc cho công nhân (kết cấu cấp 4), 01 nhà kho và 01 nhà vệ sinh.
• Sửa chữa nạo vét giếng nước: 02 giếng nước có dung tích là 200 m3 nước dự trữ phục vụ cho việc tưới tiêu.
• Sửa chữa cải tạo các đoạn đường lên vùng dự án, đường đi nội bộ đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại trong vùng dự án.
• Trang thiết bị phục vụ tưới tiêu: 02 máy bơm nước, và hệ thống ống nhựa dẫn nước phục vụ tốt cho việc tưới tiêu.
4. Đánh giá kết quả thực hiện
Nhìn chung, việc tổ chức triển khai thực hiện Dự án trồng cây có quả và xen cây đặc hữu quý hiếm tại khu vực Sở Rẫy Vườn Quốc Gia Côn Đảo trong 2 năm thực hiện cho đến nay các hoạt động của Dự án đều đạt được mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra. Đây là một giải pháp hữu hiệu trong việc tạo được nguồn thức ăn cho các loài động vật hoang dã nhằm bảo vệ, bảo tồn kho báu thiên nhiên của Côn Đảo; đặc biệt bảo tồn nguồn gien và sự phong phú đa dạng sinh học của các loài động thực vật đặc hữu quý hiếm chỉ có trong Vườn Quốc Gia Côn Đảo, đồng thời bảo vệ tốt môi trường sinh thái cho Huyện đảo. Mặt khác Dự án đã góp phần đắc lực cho nhu cầu công tác nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục và tham quan du lịch trong tương lai, đồng thời giải quyết tạo thêm việc làm cho cộng đồng dân cư tại địa phương.
II. CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN RÙA BIỂN
1. Mục đích
- Hạn chế tối thiểu sự bất lợi của tự nhiên đối với rùa biển, bảo vệ quần thể rùa biển
- Nghiên cứu các đặc tính sinh thái rùa biển
- Nghiên cứu và thực hiện các mô hình bảo tồn rùa biển
- Tham gia vào mạng lưới bảo tồn rùa biển ASEAN.
2. Thời gian thực hiện: 1998-2003.
3. Các nội dung đã và đang thực hiện: (1). theo dõi ngẫu nhiên về hoạt động làm tổ; (2). cứu hộ rùa biển; (3). đeo thẻ tập trung.
4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
4.1. Số loài rùa biển có mặt tại Côn Đảo là 4 loài, trong đó:
Số loài làm tổ trên các bãi hàng năm
- Chelonia mydas Rùa Xanh, Vích.
- Eretmochelys imbricata Đồi Mồi.
Số loài tìm thức ăn ở vùng biển
- Dermochelys coriacea Rùa Da, Bà Tam.
- Lepidochelys olivacea Đồi Mồi Dứa.
4.2. Số bãi làm tổ: 14 bãi với tổng chiều dài là 3,5 km và tổng diện tích mặt bãi là 24 ha.
4.3. Mùa làm tổ: tháng 4 – 11, tập trung làm tổ cao vào tháng 6 – 9 chiếm 78,08% tổng số tổ.
4.4. Số lượng rùa mẹ lên bãi làm tổ trung bình 333,67  84,84 cá thể/năm.
- Rùa mẹ đẻ 248,38  165,41trứng và 2,64  1,71 tổ/ rùa mẹ trong một mùa làm tổ.
- Sinh cảnh tìm thức ăn sau mùa sinh sản là 2 vùng biển: (1) vùng biển thuộc Vịnh Thái Lan, (2) vùng biển quanh đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận.
- Thời gian trứng nở: từ 45 – 74 ngày, trung bình là 55,14  5,61 ngày, thời gian rùa biển nở đến lúc ngoi lên mặt bãi là 1 – 3 ngày (trung bình 1,64  0,92 ngày).
- 8/1998 – 2003, đã tiến hành đeo thẻ được 1.340 rùa mẹ lên bãi làm tổ.
- Tỉ lệ trứng rùa nở ở năm 2003 là 83,20%. (năm 1994 là 19,90%).
5. Đánh giá kết quả
- Chương trình nghiên cứu bảo tồn rùa biển là một sáng kiến đầu tiên trong việc quản lý bảo tồn rùa biển ở Việt Nam và là một trong các kết quả bảo tồn được đánh giá là thành công nhất ở Côn Đảo.
- Côn Đảo là nơi đầu tiên và duy nhất đến 2003 đeo thẻ cho rùa biển có hệ thống ở Việt Nam.
- Số rùa mẹ lên bãi làm tổ ở Côn Đảo hàng năm được ước tính chiếm > 90% số rùa biển đi đẻ được ghi nhận hàng năm ở Việt Nam.
- Là nơi nghiên cứu các mô hình, phương pháp quản lý bảo tồn rùa biển hiệu quả và chia sẻ kinh nghiệm cho các vùng bảo tồn rùa khác ở nước ta (như VQG Núi Chúa -2000; quần đảo Thổ Chu, Phú Quốc - 2002; VQG Bái Tử Long - 2003; khu bảo tồn Bán Đảo Sơn Trà - 2003).
6. Tổ chức hổ trợ: đây là chương trình được tổ chức WWF Chương Trình Đông Dương tài trợ kinh phí .
III. DỰ ÁN DALINDA
1. Mục đích
- Khảo sát mức độ thiệt hại và tài nguyên sinh vật biển ở Côn Đảo sau bão Linda.
- Hổ trợ Vườn Quốc Gia Côn Đảo trong việc quản lý bảo tồn, phục hồi tài nguyên biển .
2. Thời gian thực hiện: từ tháng 1 năm 1998 -tháng 8 năm 2000.
3. Các chương trình thực hiện
( ) Theo dõi nguồn tài nguyên biển và khả năng phục hồi sau bão Linda.
(a) Giáo dục môi trường và các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng.
(b) Hổ trợ về du lịch tại Côn Đảo.
4. Đánh giá kết quả thực hiện
Đây là dự án mang lại hiệu quả rất to lớn trong việc quản lý bảo tồn và sớm khắc phục tàinguyên sinh vật biển sau bão Linda (2/11/1997).
Hổ trợ vườn trong việc điều tra tài nguyên biển, phân vùng chức năng quản lý biển, xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu về phát triển du lịch tại Côn Đảo, tuập huấn lặn có bình dưỡng khí cho 4 nhân viên của vườn, tập huấn cán bộ tuyên truyền giáo dục, hổ tợ 1 chiếc tàu tuần tra biển, hệ thống thiết bị lặn có bình dưỡng khí, xây dựng 4 trạm bảo tồn rùa biển và tập huấn kỹ thuật giám sát rạn san hô.
5. Các tổ chức hổ trợ: với sự trợ giúp về kinh phí của Đại Sứ Quán Hoàng Gia Đan Mạch, Dự án bảo tồn đa dạng sinh học đã được thực hiện tại Côn Đảo, được phối hợp thực hiện bởi Tổ Chức WWF Chương trình Đông Dương, Viện Hải Dương Học Nha Trang, Khoa nghiên cứu & sử dụng tài nguyên bền vững của Trường Đại Học Hồng Kông và Vườn Quốc Gia Côn Đảo.
IV. DỰ ÁN ADB - 5712
1. Mục đích
Khảo sát ban đầu & xây dựng cơ sở dữ liệu để chọn lựa & xây dựng dự án quản lý tổng hợp vùng bờ điển hình (dự án GEF) ở Việt Nam
2. Thời gian thực hiện: năm 1999
3. Nội dung
- Xem mục đích
- Đã thực hiện một số nội dung có liên quan đến tài nguyên sinh vật biển.
4. Đánh giá
Qua kết quả nghiên cứu thực tế ở Côn Đảo, các tổ chức phi chính phủ đã đồng ý chọn Côn Đảo là nơi thực hiện dự án "Bảo tồn đa dạng sinh học biển - vùng bờ và sử dụng tài nguyên bền vững". Đây là dự án với nhiều hợp phần và nhiều tổ chức tham gia, chí phí thực hiện khoảng 1,8 triệu USD, thời gian thực hiện 6/2004 -5/2007.
5. Tổ chức tài trợ: ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
V. DỰ ÁN KHẢO SÁT DUGONG VÀ THẢM CỎ BIỂN
1. Mục đích
– Khảo sát số lượng quần thể Dugong, các tập tính của chúng.
– Khảo sát độ phủ thảm cỏ biển
– Tuyên truyền giáo dục
2. Thời gian thực hiện: năm 2001
3. Nội dung
– Xem mục đích
– Thiết kế và in ấn 1 cuốn truyện tranh nhỏ về Dugong Côn Đảo
– Gỡi thông tin về hiện trạng quần thể Dugong ở Côn Đảo và Việt Nam
4. Đánh giá kết quả
Đây là cuộc khảo sát đầu tiên ở Việt Nam về quần thể Dugong ở Côn Đảo; cung cấp thông tin về quần thể này trên các thông tin như báo, đài và internet; tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục trong việc bảo lý bảo tồn quần thể Dugong quý hiếm này.
5. Tổ chức hổ trợ: Tổ chức Serenian International và VSO tài trợ về kinh phí.
V. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT RẠN SAN HÔ
1. Mục đích
– Giám sát rạn san hô ở Côn Đảo
– Nhận dạng các mối đe dọa (nếu có)
– Đề xuất các biện pháp quản lý bảo tồn hiệu quả
2. Thời gian thực hiện: 2001 - 2003
3. Nội dung:
Tiến hành khảo sát hàng năm về độ phủ san hô trên 10 điểm cố định, được nhận dạng là nhạy cảm với các tác động của con người và của tự nhiên, bằng phương pháp Reef Check và Manta tow.
Gởi thông tin điều tra được về mạng lưới giám sát ran hô toàn cầu.
4. Đánh giá kết quả
Đây là chương trình rất có ý nghĩa thiết thực và gớp phần rất lớn trong việc bảo tồn san hô ở Côn Đảo, theo dõi tình hình biến động của các rạn san hô, khả năng phục hồi cũng như các tác động xấu sự phát triển của rạn san hô ở Côn Đảo
5. Đơn vị hợp tác: Viện Hải Dương Học Nha Trang và Vườn Quốc Gia Côn Đảo.
VI. CHƯƠNG TRÌNH KHOANH NUÔI PHỤC HỒI SAN HÔ
1. Mục Đích
- Ngăn ngừa sự xuống cấp các rạn san hô từ các hoạt động của cộng đồng dân cư địa phương và các ghe tàu hoạt động, neo đậu ở vùng biển Vịh Côn Sơn
- Bảo đảm cho sự phục hồi độ phủ san hô và cỏ biển như là trước cơn bão Linda.
- Tạo vùng an toàn cho quần thể Dugong tìm thức ăn.
- Cung cấp nơi tìm thức ăn và sinh sản cho các loài hải sản.
- Thực hiện nghiên cứu khoa học.
- Tuyên truyền giáo dục cộng đồng.
- Tổ chức du lịch lặn trong tương lai.
2. Thời gian thực hiện: 2001- 2003
3. Địa điểm và diện tích khoanh nuôi: tại Vịnh Côn Sơn, diện tích 290 ha mặt nước.
4. Tóm tắt nội dung thực hiện
– Tiến hành thả phao neo và cờ báo hiệu vị trí không nuôi phục hồi ran hô
– Đặt 5 bản báo hiệu khu khoanh nuôi phục hồi san hô
– Tăng cường công tác tuyên truyền giá dục về khu khoanh nuôi và bảo vệ vào thời gian thủy triều thấp
– Nuôi cấy thử nghiệm san hô
– Điều tra khả năng và mức độ phục hồi của san hô
5. Đánh giá kết quả
Đây là việc làm mới và đầu tiên trong việc khoanh nuôi phục hồi san hô, tận dụng các sản phẩm rẽ tiền của địa phương, chi phí thực hiện thấp nhưng mang lại hiệu quả to lớn. Vị trí chọn lựa là sát khu dân cư và các khách sạn ở thị trấn Côn Sơn
- Nâng cao ý thức cộng đồng địa phương trong việc tham gia bảo tồn tài nguyên sinh vật biển Côn Đảo.
- Sinh vật biển trong khu khoanh nuôi thử nghiệm đã phục hồi nhanh chóng,
- Xác định rõ mối đe doạ hiện tại và tương lai nhằm xây dựng chương trình du lịch và có biện pháp sữ dụng hợp lý chúng.

Chia sẻ:
Ý kiến bạn đọc